Gần đây, tôi đã nghe một số ý kiến lo ngại về những thách thức mà người tìm việc gặp phải khi phỏng vấn tại các công ty Nhật Bản. Trong nhiều trường hợp, những người tìm việc làm này dường như không thoải mái khi tiến hành các cuộc phỏng vấn, và những câu hỏi mà họ được đặt ra dường như không phù hợp với những gì điển hình – hoặc là hợp pháp – để hỏi.
Không ngạc nhiên khi những người tìm việc làm tiếng Nhật gặp phải một số thách thức khi tiến hành phỏng vấn. Bài viết này sẽ chia sẻ về những lý do cho những thách thức đó, hãy cùng tham khảo nhé.
Phong cách phỏng vấn ở Nhật Bản
Điều quan trọng nhất cần nhớ khi suy nghĩ về cách người nước ngoài hoặc những người biết chút ít ngôn ngữ này trước khi nộp đơn xin việc làm tiếng Nhật tại công ty họ, là hầu hết các doanh nhân Nhật Bản, ngay cả những người trong các vị trí quản lý, chưa bao giờ thực hiện một cuộc phỏng vấn tìm việc làm nào cả. Và cuộc phỏng vấn duy nhất mà bản thân họ đã tham gia có lẽ là nhiều năm trước, khi họ còn là một sinh viên năm cuối đại học.
Điều này là do truyền thống làm việc trọn đời ở các công ty lớn của Nhật Bản. Không giống như thị trường lao động dễ thay đôỉ ở các công ty công nghiệp hóa khác, tại Nhật Bản việc tuyển dụng chỉ diễn ra vào thời gian quy định. Thời gian duy nhất mà các công ty “tiếp nhận” nhân viên mới là lúc có nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học (hoặc trường trung học hoặc sinh viên tốt nghiệp trường thương mại khi tuyển dụng các vị trí kỹ thuật). Một quy trình tìm kiếm việc làm lớn được thực hiện bởi từng công ty, trong đó mỗi công ty sẽ tuyển dụng một nhóm các sinh viên xuất sắc trong năm. Quá trình này được quản lý bởi bộ phận nhân sự, và các cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi nhân viên bộ phận nhân sự.
Các sinh viên tìm việc làm không được tuyển dụng theo các tin đăng tuyển dụg cụ thể, mà đúng hơn là được tuyển dụng để tham gia toàn bộ công ty. Một khi họ gia nhập công ty (tất cả ứng viên được chọn cùng vào mộ ngày, vào đầu tháng Tư), họ sẽ tham gia cùng nhau trong một chương trình định hướng trong vài tháng, và sau đó họ sẽ tìm hiểu bộ phận và vị trí họ sẽ được chỉ định.
Vì vậy, các ứng viên không được đánh giá cho các vị trí cụ thể mặc dù họ đã nộp đơn xin việc làm, họ được đánh giá cho tiềm năng của chính mình để đóng góp cho công ty nói chung. Vì lý do đó, các câu hỏi mà họ được hỏi không đặc biệt cụ thể, và thay vào đó là hướng tới việc xác định cá tính và thái độ của họ, và nói chung phù hợp với văn hóa công ty. Ngoài ra, bởi vì họ vẫn là sinh viên đại học, các câu hỏi được hỏi không đặc biệt sâu sắc theo cách họ sẽ làm với một người có kinh nghiệm làm việc để thảo luận.
Trong những năm gần đây, thị trường lao động ở Nhật Bản đang bắt đầu thay đổi và việc thay đổi nghề nghiệp sau một khoảng thời gian đi làm đã xuất hiện. Tuy nhiên, việc làm trọn đời vẫn là tiêu chuẩn ở các công ty lớn hơn, nói cách khác ở những công ty đó hầu như có hoạt động ở nước ngoài. Điều này giải thích sự thiếu quen thuộc mà hầu hết người Nhật có trong quá trình phỏng vấn.
Văn hóa khác nhau
Ở các quốc gia khác, nhà tuyển dụng sẽ tránh khỏi câu hỏi nhạy cảm để giảm bớt sự khó xử của ứng viên. Người Nhật có thể không biết rằng các câu hỏi về tình trạng hôn nhân hoặc nơi sinh ra không được xem là thích hợp để phỏng vấn tại Mỹ vì lý do pháp lý. Tuy nhiên, những câu hỏi này rất có thể sẽ được coi là vô hại ở Nhật Bản.
Ví dụ, ở Nhật Bản, phân biệt tuổi tác không phải là bất hợp pháp và các nhà tuyển dụng vẫn đề cập đến độ tuổi mong muốn ở ứng viên trong các thông tin đăng tuyển. Trong cuộc trò chuyện kinh doanh bình thường cũng vậy, người Nhật có nhiều khả năng đề cập đến tuổi tác hơn nhiều so với người Mỹ. Do đó, người Nhật thường rất ngạc nhiên khi biết rằng tuổi tác sẽ được coi là một câu hỏi không phù hợp để hỏi trong một cuộc phỏng vấn tại Hoa Kỳ.
Khó chịu với việc quảng bá bản thân mình
Trong một cuộc phỏng vấn việc làm theo phong cách Mỹ điển hình, việc quảng bá bản thân để nổi bậ hơn là những hành vi được mong đợi. Đến từ một quốc gia nơi sự khiêm tốn được coi là một đức tính quan trọng, điều này thường có thể gây khó chịu cho người Nhật và họ có xu hướng nghi ngờ về điều đó.