Chiếm dụng vốn là gì? Lý do vì sao xuất hiện tình trạng chiếm dụng vốn?

Chiếm dụng vốn là gì? Hiện tại chưa có một khái niệm nào để giải thích cụ thể về chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, thuật ngữ này cũng xuất hiện khá nhiều trong những tài liệu nghiên cứu, hợp đồng thương mại,… Nhiều nhất, có lẽ là xuất hiện trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Với tư cách là một khách hàng vay vốn, nếu như bạn không hiểu rõ thuật ngữ này mang ý nghĩa như thế nào?

Điều này ảnh hưởng không hề nhỏ đến việc bảo vệ quyền lợi cá nhân của bạn. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về khái niệm chiếm dụng vốn là gì? Cũng nằm trong việc chuẩn bị tư liệu thông tin tốt nhất, để bạn có thể lựa chọn cho mình việc sử dụng nguồn vốn vay như thế nào mới là hợp lý, đúng theo quy định pháp luật. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin rõ hơn để bạn hiểu đúng về thuật ngữ chiếm dụng vốn hiện nay.

Giải thích về khái niệm chiếm dụng vốn?

Chiếm dụng vốn hay còn gọi là chiếm dụng vốn trái phép hiện nay, vẫn chưa có văn bản nào giải thích cụ thể. Tuy nhiên, căn cứ theo khoản 5 Điều 8 của Luật Kinh Doanh Bất Động Sản, được quy định vào năm 2014 đưa ra quy định cụ thể như sau:

Chiếm dụng vốn trái phép, huy động vốn, sử dụng vốn huy động thuộc về tổ chức, cá nhân hay là tiền ứng ứng trước của bên mua và bên thuê, hoặc những bên thuê bất động sản, tài sản khác được hình thành trong tương lai nhưng không đúng với mục đích cam kết ban đầu

Khái niệm này vẫn còn khá mơ hồ. Nói chung chiếm dụng vốn chính là việc sử dụng nguồn vốn vay vào mục đích trái phép không sử dụng đúng như mục tiêu ban đầu đã cam kết với đơn vị cho vay vốn. Việc sử dụng nguồn vốn vay không đúng như mục đích, có thể dẫn đến nhiều thiệt hại cho bên cho vay và bên sử dụng nguồn tiền vay.

Những nguyên nhân dẫn đến việc chiếm dụng vốn vay

Chiếm dụng nguồn vốn vay có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân tất yếu như sau:

Chiếm dụng vốn vì lý do nguồn thanh toán không có sẵn:

 Đây cũng là một lý do rất phổ biến trong việc sử dụng nguồn vốn vay trong doanh nghiệp hiện nay. Khi có ý định vay vốn, hầu hết những doanh nghiệp hay người dùng đều trong tình trạng thiếu vốn đầu tư kinh doanh. Do đó, họ phải lấy nguồn vốn vay để thanh toán cho những chi phí khác. 

Cho nên tình trạng nguồn vốn luôn phải xoay vòng không dư thừa. Vốn thiếu khiến doanh nghiệp không chủ động được việc chi trả nguồn vốn vay. Chưa kể trong vấn đề kinh doanh luôn xảy ra những tình trạng rủi ro nhất định. Điều đó khiến doanh nghiệp dễ xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn.

Chiếm dụng vốn do có nhiều khe hở pháp lý:

Bên cạnh lý do không có nguồn vốn thanh toán, một lý do phổ biến khác xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn chính là hồ sơ thiếu chặt chẽ. Hoặc là khách hàng nợ không muốn thanh toán hồ sơ vay vốn. Họ có thể dùng các kẽ hở pháp lý để kéo dài thanh toán. 

Ví dụ như theo quy định hợp đồng, cần có biên nhận xác định nghiệm thu chính là hàng hóa. Đây là cơ sở để hai bên thanh toán tiền, tuy nhiên nếu biên nhận nghiệm thu này chưa được thực hiện, bên sử dụng nguồn vay có thể dựa vào đó cố tính không thực hiện thanh toán.

Những loại chiếm dụng vốn chủ yếu hiện nay:

Có nhiều hình thức chiếm dụng vốn, điển hình nhất là những loại hình chiếm dụng vốn diễn ra phổ biến tại các doanh nghiệp ở Việt Nam như:

Hình thức chiếm dụng vốn từ khách hàng:

Doanh nghiệp có thể nhận tiền ứng trước hay còn gọi là tiền cọc từ phía khách hàng. Số tiền này sẽ được ghi vào khoản mục tương ứng trong báo cáo tài chính. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện chiếm dụng vốn thông qua các loại thẻ thành viên, ví điện tử,… Điều này mang về nguồn vốn huy động lớn từ phía của những khách hàng là thành viên tham gia.

Hình thức chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp:

Hình thức chiếm dụng vốn này được nhiều doanh nghiệp sử dụng, bằng hình thức nợ tiền hàng của nhà sản xuất. Số tiền này sẽ ghi vào khoản mục phải lại cho người bán, được ghi trong báo cáo tài chính. Riêng vấn đề chiếm dụng vốn này sẽ được những nhà cung cấp chấp thuận nếu có thương thảo trước. Tuy nhiên, người sử dụng vốn cần cân nhắc về số lượng nguồn vốn và tần suất chiếm dụng để tránh việc xảy ra tranh chấp.

Hình thức chiếm dụng vốn nhà nước:

Với hình thức chiếm dụng vốn nhà nước, doanh nghiệp sẽ lợi dụng việc chậm nộp những khoản thế. Cũng như là kéo dài việc nộp những khoản lệ phí khác. Tuy nhiên, hình thức chiếm dụng vốn này khá rủi ro. Nếu như không cẩn trọng trong quá trình sử dụng dễ phải chịu trách nhiệm từ pháp luật.

Hy vọng với những chia sẻ từ bài viết này, chúng tôi đã đêm đến những thông tin cần thiết giúp bạn hiểu hơn về khái niệm “Chiếm dụng vốn là gì?” Hiện nay, việc chiếm dụng vốn không chỉ xuất hiện ở những doanh nghiệp là chủ yếu. Nếu bạn thực hiện vay vốn tại các ngân hàng khác nhau, việc chiếm dụng vẫn có thể xảy ra nếu chúng ta không có sự cân đối sử dụng tài chính hợp lý.